Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không

trông giống như một túi chứa dịch bên trong bìu. Kích thước bìu to hơn so với bình thường, với mức độ khác nhau phụ thuộc vào tràn dịch nhiều hay ít.

?

– Màng là một lớp màng được tạo nên do phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của .

– Màng tinh hoàn gồm hai lá: Lá tạng dính sát vào tinh hoàn, là thành bao phía bên ngoài lá tạng. Giữa hai lá này là một lớp dịch mỏng giúp cho tinh hoàn trượt lên xuống rất dễ dàng.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

– Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng ứ nước trong bao tinh hoàn bên trong bìu. Thường thì hiện tượng này có thể xuất hiện ở một bên bìu hoặc có thể bị tràn dịch cả hai bên.

– Tràn dịch màng tinh hoàn trông giống như một túi chứa dịch bên trong bìu. Kích thước bìu to hơn so với bình thường, với mức độ khác nhau phụ thuộc vào tràn dịch nhiều hay ít.


Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên xuất tiết dịch ở màng tinh hoàn:

– Nhiễm trùng các vi khuẩn gây bệnh ở đường sinh dục, tiết niệu (E.coli, lậu, giang mai, các chủng liên cầu, tụ cầu, đặc biệt là vi khuẩn lao), do nhiễm các ký sinh trùng (giun chỉ, nấm, …)

– Mắc các bệnh toàn thân như: Suy tim, xơ gan cổ chướng, hội chứng thận hư, …

– Những nguyên nhân khác: Ung thư, chấn thương cơ quan sinh dục.

Triệu chứng

– Đau: Bệnh nhân có thể đau dữ dội, đau quặn thành từng cơn hoặc có thể chỉ đau tức âm ỉ, liên tục vùng bìu bẹn.

– Bìu to lên, sa xuống dưới, da căng bóng nhưng hai tinh hoàn không sa xuống, nghiệm pháp kẹp da bìu âm tính (-). Soi đèn pin vào bìu ánh sáng có thể xuyên qua dễ dàng. Tinh hoàn có thể sưng to, đau hoặc cũng có thể thấy tinh hoàn cứng như đá.

– Trường hợp viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, màng tinh hoàn cũng bị kích thích và xuất tiết dịch, khi đó bệnh nhân đau dữ dội kèm theo tinh hoàn, mào tinh hoàn sưng to.

– Trường hợp dịch màng tinh hoàn ít thường khó phát hiện bằng dấu hiệu lâm sàng. Nên dựa vào siêu âm để phát hiện nhanh và chính xác. Trên siêu âm khi lớp dịch này dày quá 5mm thì mới có giá trị (nếu nhỏ hơn có thể là dịch sinh lý bình thường).

Biến chứng tràn dịch màng tinh hoàn

Tuy tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh liên quan đến tinh hoàn và những bệnh này có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, u bướu hay thoát vị bẹn.

Điều trị

Đối với trẻ nhỏ

Trong nhiều trường hợp do ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng kín vào khoảng 12 – 18 tháng nên tràn dịch màng tinh hoàn và nang nước thừng tinh sẽ tự hết đi. Nếu cần phải phẫu thuật thì chỉ nên tiến hành sau 2 tuổi.

Đối với người trưởng thành

– Đối với những nguyên nhân như viêm nhiễm do vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, có thể dùng thuốc điều trị: Do nhiễm khuẩn thì cần dùng kháng sinh, thuốc chống viêm, chống phù nề, thuốc giảm đau, corticoid. Nếu bị lao sinh dục thì phải dùng thuốc kháng lao…

– Còn đối với những nguyên nhân ác tính, bác sĩ có thể xem xét khả năng phẫu thuật, chạy tia, dùng hóa chất tùy theo tình trạng bệnh.

Tràn dịch màng tinh hoàn là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân, bệnh cảnh khác nhau. Việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân để có hiệu quả cao. Mục đích điều trị không chỉ là làm giảm hết các triệu chứng ở màng tinh hoàn mà còn phải bảo tồn được các chức năng của tinh hoàn, cố gắng duy trì được chức năng về tình dục, sinh sản cho bệnh nhân sau đó.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *