Hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách

Vệ sinh khi mang thai: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và khu vực xung quanh bằng nước đun sôi để nguội. Thay quần áo lót thường xuyên, tránh mặc quần áo bó sát người.


Cách vệ sinh

Trong các ngày bình thường:

– Mỗi ngày ít nhất phải rửa âm hộ 2 lần/ ngày bằng nước sạch hay nước rửa vệ sinh phụ nữ nếu có chỉ định của bác sĩ phụ khoa.

-Thường người ta vẫn có thói quen do thuận tay rửa từ sau ra trước, cách rửa này sẽ mang chất dơ bẩn, vi khuẩn từ hậu môn vào cửa mình, đó là một trong những nguyên nhân gây nhiễm âm đạo và nhiễm trùng tiểu.

– Khi rửa bên ngoài cửa mình, nên chú ý rửa các kẽ, các nếp gấp của các mép âm hộ. Không thụt nước vào trong âm đạo. Thay quần lót ít nhất 2-3 lần / ngày hay nhiều hơn với phụ nữ có tật tiểu són hay đi tiểu chưa hết.

– Sau khi đi tiểu cần phải thấm khô, giữ không ẩm ướt.

Trong ngày có kinh nguyệt:

– Máu kinh ban đầu rất sạch nhưng khi ra ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên rất dễ gây viêm nhiễm.

– Thay băng thường xuyên 6 giờ/lần, tối thiểu 4 lần/ngày.

– Rửa bằng nước sạch và thấm khô mỗi lần thay băng vệ sinh.

– Không ngâm mình trong bồn, không thụt rửa bên trong âm đạo tránh viêm nhiễm và tổn thương âm đạo.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong những ngày có kinh nguyệt.

Vệ sinh nếu có quan hệ tình dục:

– Tránh giao hợp vào những ngày hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn, nếu không kiềm chế được thì phải dùng bao cao su để bảo vệ cho mình và bạn tình.

– Sau quan hệ chỉ cần lau bằng giấy vệ sinh khử trùng hoặc rửa nhẹ bằng nước sạch, nước ấm hoặc nước muối pha loãng.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ:

– Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH âm đạo dao động từ 3,8- 4,2, các dung dịch này không gây khô, rát, thay đổi độ pH làm chết vi khuẩn thường trú có lợi như lactobacillus.

– Không dùng dung dịch rửa để thụt rửa âm đạo nhất là khi viêm nhiễm vì có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng.

– Khi dùng có hiện tượng rát đỏ bất thường có thể do dị ứng cần dừng lại ngay. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ.

– Bản chất của dung dịch là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt và gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Một số lưu ý trong

Không rửa quá nhiều lần:

– Tại âm đạo đã có sẵn một lượng vi khuẩn có lợi ổn định, vì vậy vệ sinh nhiều lần trong ngày cũng không giúp vùng này sạch hơn.

-Theo các lời khuyên của chuyên gia, chỉ cần 2 lần /ngày.

Lựa chọn dung dịch vệ sinh có pH hợp lý: Vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi rửa bằng các dung dịch tẩy rửa mạnh như xà phòng, sữa tắm…tốt nhất nên vệ sinh bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng có độ pH hợp lí, tuy nhiên không lạm dụng quá nhiều.

Không rửa bằng vòi nước mạnh: Một số phụ nữ có thói quen xịt mạnh vòi nước hoa sen vào vùng kín để rửa sạch chất dịch bẩn. Cách làm này sẽ giúp làm sạch vùng kín nhưng nó vô tình đánh bay những vi khuẩn có lợi ở khu vực này ra khỏi cơ thể càng dễ dàng nhiễm trùng, cách tốt nhất là rửa nhẹ nhàng bằng tay.

Không thụt rửa âm đạo quá sâu: Việc thụt rửa âm đạo mà khong có chỉ định dẫn của bác sĩ phụ khoa sẽ vô tình ảnh hưởng tới pH, cân bằng sinh lí âm đạo. Thêm vào đó việc dùng tay thụt sâu vào âm đạo có thể gây rách và làm mất đi những vi khuẩn có lợi.

Vệ sinh vùng kín sau quan hệ: Sau quan hệ nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối pha loãng, nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Vệ sinh khi mang thai: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và khu vực xung quanh bằng nước đun sôi để nguội. Thay quần áo lót thường xuyên, tránh mặc quần áo bó sát người.

Vệ sinh khi sinh: Vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là âm hộ, phải rửa ít nhất 3 lần / ngày và thay băng vệ sinh, rửa bên ngoài bằng nước ấm sạch, không thụt rửa vào trong âm đạo. Săn sóc vết khâu tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn khô, kiêng giao hợp trong 6 tuần sau khi sinh

Phần lớn phụ nữ đều biết rõ về vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục nhưng lại thường chủ quan. Vệ sinh không đúng cách còn gây ra viêm nhiễm nặng, viêm sâu. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần có chế độ vệ sinh hợp lý để phòng bệnh. Cách vệ sinh tốt nhất là rửa vệ sinh ngày 2 lần bằng nước sạch, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH dao động từ 3,8- 4,2, rửa vệ sinh nhẹ nhàng ở ngoài, tránh thụt rửa âm đạo. Rửa vệ sinh quá nhiều lần hoặc lạm dụng các dung dich vệ sinh quá nhiều lần sẽ dẫn tới việc mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó gây ra các viêm nhiễm sinh dục cho phụ nữ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *